Giếng trời là giải pháp được nhiều người lựa chọn để giúp điều hoà không khí trong nhà, đặc biệt đối với nhà ống. Có thể đặt giếng trời ở trung tâm
Giếng trời là giải pháp được nhiều người lựa chọn để giúp điều hoà không khí trong nhà, đặc biệt đối với nhà ống. Có thể đặt giếng trời ở trung tâm, cuối nhà hoặc cạnh nhà. Tuy nhiên, tại sao nhiều người chọn đặt giếng trời cuối nhà? Hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
1. Tại sao cần thiết kế giếng trời trong nhà ống?
Nhà phố thường hẹp ngang, chiều sâu lớn và có ba mặt tiếp giáp với công trình lân cận, dẫn đến tình trạng bí bách, thiếu sáng. Do đó, giếng trời là giải pháp kỹ thuật được lựa chọn để giải quyết tình trạng này.
Giếng trời là khoảng không gian thông từ trệt tới mái theo phương thẳng đứng. Ngoài việc lấy sáng, lấy gió, lưu thông không khí trong ngoài, giếng trời còn làm đẹp cho ngôi nhà và mang tới tài lộc, may mắn theo quan niệm phong thủy.
2. Các vị trí có thể đặt giếng trời trong nhà ống
Giếng trời nhà ống có thể đặt trước, giữa hoặc phía sau. Tùy vào giải pháp thiết kế mà giếng trời được bố trí ở hành lang, cầu thang, phòng khách, phòng bếp - ăn, nhà vệ sinh, cuối nhà…
Trong đó, giếng trời cầu thang và giếng trời cuối nhà là hai vị trí được lựa chọn nhiều nhất bởi những lý do sau:
- Mặt tiền thoáng sáng cũng là đường lưu thông của không khí nên không cần phải đặt giếng trời ở khu vực trước nhà.
- Giếng trời cuối nhà tạo lỗ thông thủy giúp không khí lưu thông từ trước ra sau và ngược lại.
- Giếng trời cầu thang thường ở vị trí giữa nhà, xung quanh là các không gian chức năng như bếp, bàn ăn, phòng khách… Đặt giếng trời ở vị trí này cũng đạt hiệu quả rất cao trong việc lấy sáng, lấy gió, tiết kiệm điện năng.
3. Lợi ích khi bố trí giếng trời cuối nhà ống
- Lấy nắng, lấy ánh sáng và lưu thông không khí: Ngoài lượng ánh sáng, gió trực tiếp vào nhà qua giếng trời, giếng trời cuối nhà còn giúp đối lưu không khí trong - ngoài, trước - sau, duy trì không gian thoáng sáng, mát mẻ. Nhờ tận dụng nguồn năng lượng tự nhiên này mà các gia chủ có thể tiết kiệm kha khá chi phí điện năng mỗi tháng.
- Tạo điểm nhấn thẩm mỹ cho nhà ống: Tiểu cảnh cây cối, tranh, đèn trang trí… ở khu vực giếng trời giúp ngôi nhà có thêm điểm nhấn ấn tượng. Đặc biệt, ánh sáng tự nhiên từ giếng trời còn giúp nội thất phô diễn vẻ đẹp vốn có.
- Ý nghĩa phong thủy: Theo quan niệm phong thủy, nếu giếng trời cuối nhà được thiết kế và đặt ở vị trí đúng theo cung mệnh sẽ thu hút vượng khí, xua đuổi tà khí, đem đến may mắn cho cả gia đình.
4. Lưu ý khi thiết kế giếng trời cuối nhà ống
Trước khi bắt tay vào thiết kế giếng trời cuối nhà ống, các gia chủ cần lưu ý:
- Giếng trời cuối nhà không nhất thiết phải áp sát vách nhà bên cạnh hay trổ tận cuối mái. Tốt nhất là nên tách giếng trời ra khỏi những che chắn xung quanh.
- Lắp đặt lan can tại các khu vực dẫn vào giếng trời để đảm bảo an toàn.
- Sử dụng tường cách âm hoặc thiết kế bề mặt giếng sần để hạn chế tiếng ồn.
- Lắp đặt mái che rộng hoặc các tấm che có thể điều chỉnh đóng mở để cản nước bắn vào nhà.
- Lưu ý vấn đề lựa chọn cây có sức sống để trồng ở khu vực giếng trời. Một số gia đình muốn làm hồ cá, tiểu cảnh nước thì cần lưu ý vấn đề chống thấm và muỗi.
- Thiết kế giếng trời cuối nhà ống cần nhất quán với phong cách thiết kế toàn nhà để không gian không chỉ đáp ứng công năng, tiện nghi mà còn thẩm mỹ.
5. Các mẫu thiết kế giếng trời cuối nhà ống ấn tượng
5.1. Nhà trong hẻm 71m2 quanh năm thoáng sáng nhờ thiết kế 3 giếng trời
Địa điểm: Đà NẵngDiện tích: 71m2Đơn vị thiết kế và thi công: Phi HouseChi phí hoàn thiện: 2.1 tỷ đồngNăm dự án: 2021
Ngôi nhà với diện tích 71m2 bao gồm 3 tầng, 1 tum. Khi xung quanh bị “vây kín” bởi các ngôi nhà cao tầng, thật khó để lấy ánh sáng tự nhiên. Do đó, nhóm KTS đã quyết định bố trí 3 ô giếng trời. Hai giếng trời ở giữa nhà để lấy nắng, giếng trời cuối nhà để lấy gió nên các phòng đều không hề bí bách, ngột ngạt mà trái lại vô cùng thoáng sáng, dễ chịu.
Mặt tiền của ngôi nhà gây ấn tượng bởi gam màu nâu ấm cúng cùng sắc xanh tươi mới của cây cối
5.2. T House - Nhà 4 tầng thoáng sáng và mát mẻ hơn nhờ bố trí giếng trời cuối nhà
Tên công trình: T HouseĐơn vị thiết kế: AcspaceDiện tích: 420m2Địa điểm: Hồ Chí MinhĐơn vị cung cấp: AutoDesk, Enscape, Jotun, Toto, Khatra, Trimble Navigation,VinaLED, XingfaNăm dự án: 2020Ảnh: Goku Agency
T House nằm trong 1 con hẻm thuộc quận đông dân nhất Sài Gòn. KTS đã giữ nguyên cấu trúc ban đầu của công trình, chỉ phá bỏ cầu thang cũ và chuyển ra phần nhà phía sau. Khu vực giếng trời ở phía sau được sửa và thiết kế lại theo bố cục phù hợp hơn. Kết hợp với các mảng xanh xuất hiện ở khắp mọi nơi, không gian sống trong nhà trở nên gần gũi với thiên nhiên và trong lành hơn.
T House là tổ ấm của một gia đình, được cải tạo lại từ 1 công trình khá hoàn thiện nhưng không đáp ứng được nhu cầu của gia chủ mới
5.3. Jalousie House - Nhà ở Huế thiết kế giếng trời cuối nhà để xóa bỏ nhược điểm thiếu sáng của nhà trong ngõ
Tên công trình: Jalousie HouseDiện tích: 300m2Địa điểm: HuếNăm: 2020Đơn vị thiết kế: Limdim House StudioẢnh: Quang Dam
Jalousie House là mẫu có bề ngang 7m, chiều sâu 20m, lại nằm trong khu vực đông dân cư, mật độ xây dựng cao nên rất dễ gặp vấn đề về thiếu sáng, bí khí. Để giải quyết vấn đề này, kiến trúc sư đã bố trí 2 khoảng đệm xanh dưới giếng trời ở mặt trước và sau nhà với mục đích lọc không khí thoáng mát hơn. Các loài cây đa dạng được gia chủ kết hợp khéo léo, vừa giúp không gian sống thêm màu sắc hài hoà, vừa giúp cho nhiệt độ giảm đáng kể khi đi qua các lớp cây trước khi vào nhà.
5.4. Nhà trong hẻm mang vẻ đẹp giao thoa hoài cổ - hiện đại và không gian nắng gió ngập tràn qua giếng trời cuối nhà
Tên công trình: 45 HouseĐịa điểm: Quận Sơn Trà, Đà NẵngDiện tích: 52m2Tổng diện tích sàn: 135m2Chi phí: 750 triệu đồngĐơn vị thiết kế: Công ty TVTK & XD Nhà Của GióNăm hoàn thành: 2019
5.5. The Diary House - Nhà ống dài 45m giải quyết tốt bài toán công năng, lấy sáng và lưu thông không khí với 3 giếng trời
Tên công trình: The Diary HouseĐịa điểm: Sóc TrăngDiện tích đất: 360m2Diện tích xây dựng: 204m2Đơn vị thiết kế và thi công: Da vàng StudioNăm hoàn thành: 2020Ảnh: Minq Bui
COMMENTS